7/17/2012

Bí quyết và Phương cách trồng hoa phong lan rừng việt nam

Bí quyết và Phương cách trồng hoa phong lan rừng việt nam















Vẻ đẹp kiêu sa của hoa lan đã làm mê hoặc biết bao nguời. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau, hương thơm lại quyến rũ, không thua kém gì những loại hoa lan khác trên thế giới.


[caption id="attachment_2250" align="alignnone" width="614"]vườn lan ngọc điểm vườn lan ngọc điểm[/caption]

Với dáng dấp mảnh mai, hay cứng cáp, lá to hay lá nhỏ, thân đứng hay thân thòng, hình thể cây lan bám trên cành cây hốc đá thường gợi cho giới thưởng ngoạn một ấn tượng nào đó. Có người cho đó là sự tượng trưng cho phần hồn của cây lan.



Nhưng nếu cứ nhìn ngắm cây lan trồng trong chậu, mãi mãi cũng quen mắt. Trồng trong giỏ gỗ hay cành cây nhiều quá thành ra cũng nhàm chán.
xin giới thiệu thêm một vài phương cách trồng lan khác nữa để chúng ta cùng tham khảo.


Vật dụng dùng để trồng lan đa phần là những vật dụng đã có sẵn trong thiên nhiên, hay được sản xuất dưới dạng thủ công, để phục vụ đời sống thường ngày. Với những vật dụng đó, nếu chúng ta biết tận dụng để tạo ra hình dáng và kết hợp với những cây lan yêu thích, sẽ trở thành một tác phẩm hoa lan yêu thích.

Có 4 thứ có thể trồng lan rất tốt mà lại đẹp về phần mỹ thuật:

XẾP HÌNH KHÚC CÂY
Chỉ cần chọn thứ gỗ lâu mục như ổi, chanh, cam rồi xếp thành hình cho mỹ thuật. Dùng đinh, dây kẽm hay dây thừng cột lại và buộc những cây lan nhỏ lên trên bằng sợi dây nylon câu cá .


GỖ LŨA









Gỗ lũa

 

Gỗ lũa là một loại gỗ đã chết lâu năm, vô tình tạo nên những hình dáng kỳ thú, thu hút biết bao nhiêu người. Gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay bị ảnh hưởng của mưa nắng. Gỗ vùi sâu dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy, gỗ lũa ngâm trong bùn nước có màu đen như mun. Nhưng gỗ lũa phơi trước nắng gió là loại có những đường vân sóng rất đẹp.


Gỗ lũa khi mang về cần cạo bỏ hết những phần mục, và phần đất cát bám vào những hang hốc. Sau đó chúng ta chọn vị trí thích hợp để cây lan lên, khi chon vị trí trồng lan chúng ta cần nhớ những điểm sau:
Không nên che những hang hốc, hay những vết sẹo (sẹo ở đây là những cái mắt cây, có thể lồi lỏm khác nhau) vì đó là điểm nhấn mạnh để làm cho cây lan thêm phần nổi bật. Có rất nhiều loại lan mà ta có thể trồng lên gỗ lũa, nhưng ta chỉ chọn một số loại lan có rễ to như: Aerides houlettiana, Christensionia vietnamica, Cleisostoma v.v... tuỳ theo gỗ lũa lớn hay nhỏ mà ta chọn loại lan cho phù hợp. Ngoài những loại lan nói trên chúng ta cũng có thể trồng nhiều loại lan khác tuỳ theo sỡ thích của mỗi người.

NẤM



Nấm mọc trong thiên nhiên có rất nhiều loại, có những loại dùng để chế biến thức ăn, có loại dùng làm thuốc rất tốt. Nấm chúng ta chọn để trồng lan là loại nấm gỗ thường gọi là Linh Chi có nhiều hình dáng khác nhau, có vân rất đẹp và lại rất cứng. Nấm giữ được độ ẩm cao và thoát nước rất tốt. Nấm thường sống trong rừng rậm, mọc trên những cây gỗ lớn,có rất nhiều cỡ lớn nhỏ. Nấm tuy hơi khó tìm đối với những người sống ở thành thị, tại thành phố Đà Lạt thỉnh thoảng cũng có một nhóm đồng bào thiểu số mang ra bán, chúng ta có thể mua được những cái nấm vừa ý và giá bán cũng không cao lắm.



Nấm có rất nhiều cỡ, hình thù khác nhau, khi chọn được cây nấm vừa ý, việc đầu tiên chúng ta nên chọn dáng thể sao cho vừa ý, tiếp theo ta nên chọn vị trí dể đóng móc treo, hay làm đế để trên bàn, tuỳ theo ý thích của mỗi người. Với nấm, ta nên chọn những loại lan có thân và lá nhỏ như: Eria bractescens, Shoenorchis fragans, Stereochilus dalatensis, Dendrobium bellatulum v.v... để khi lan và nấm kết hợp với nhau và có sự hài hòa về kích thước.


DÂY THỪNG


Dây thừng để trồng lan là loại dây thừng làm từ sơ dừa. Loại này cần phải là loại dây lớn, đường kính từ 3-4 cm trở lên để giữ nước lâu hơn. Dây thừng làm từ sơ dừa có ưu điểm rất bền mặc dù tiếp xúc với môi trường thời tiết nắng mưa. Ngoài ra còn có độ thông thoáng cao, giữ ẩm tốt.


Tuỳ theo nhu cầu chúng ta trồng loại lan cây to hay cây nhỏ mà chọn dây cho phù hợp. Dây thừng có rất nhiều loại, nếu trồng lan bé thì chúng ta nên chọn loại dây thừng nhỏ cho có độ mềm mại, với dây thừng chúng ta có thể cách điệu rất nhiều kiểu, không như gỗ lũa và nấm, vì gổ lũa và nấm khi bố trí lan chúng ta thường phải nương theo bố cục đã có sẵn.
Trồng lan lên dây thừng chúng ta có thể chọn một số loại lan sau: Pterocras semi teretifolium, Stereochilus dalatensis, Bulbophyllum, Cleisostoma v.v...

Với khí hậu mát mẻ, Đà Lạt rất thích hơp với nhiều loai hoa lan. Nhiệt độ trung bình 20-25°C (68-77°F), nhiệt độ cao nhất ít khi quá 30°C (86°F) và thấp nhất thường ở trên 5°C (41°F) Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1562 mm và độ ẩm trung bình là 80%.


Phần chăm sóc cũng bình thường như khi ta trồng lan trong chậu, nhưng cần tưới nước thường xuyên hơn, ngày nóng tưới ngày 2 lần. Những cây lan nguyên thủy, không cần nhiều phân bón cho nên chỉ tưới phân chuồng rất loãng và thưa. Do đó những cây lan tôi trồng trên những giá thể này phát triển rất tốt, thời gian để có được cây lan đẹp phải từ ba đến năm tháng, khi rễ đã ăn chặt vào giá thể.


Chúc các bạn thành công và tạo được những tác phẫm mỹ thuật!

No comments:

Post a Comment