6/28/2012

Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya


 
Trần Mạnh (Tổng hợp)
CLB Hoa Lan DLR Hà Nội

 
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan CattleyaCattleya là loại hoa lan đang được ưa chuộng hiện nay vì màu sắc đa dạng và hương thơm tuyệt vời. Cattleya được mệnh danh là loài hoa lan vương giả - Nữ hoàng của các loài hoa. Hiện nay, tại Hà Nội và một số địa phương phía Bắc, phong trào trồng và thưởng thức lan Cattleya đang phát triển mạnh mẽ. Sau đây xin tổng hợp một số kinh nghiệm tách chiết và chăm sóc lan Cattleya của CLB Hoa Lan DLR Hà Nội.

Khi nào thì thay chậu và tách chiết?
Khi cây lan phát triển chật chậu hoặc giá thể trong chậu đã mục rữa, đọng muối, rễ cây không phát triển,….ta tiến hành thay chậu và tách chiết cho Cattleya. Có thể thay chậu tách chiết Cattleya bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là nên tách chiết trong thời kỳ cây phát triển mạnh nhất sẽ tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và phát triển trở lại. ở Miền Bắc, thông thường nên tiến hành tách chiết vào mùa Xuân - Hè.
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Hình 1: Cây đã phát triển chật chậu, sau khi tàn hoa sẽ tiến hành tách chiết
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Hình 2: Giá thể đã hư mục, rễ cây không phát triển, cần tiến hành thay chậu và tách chiết

Lưu ý khi tách chiết: Chậu Cattleya đem tách chiết tốt nhất nên để khô, không tưới nước nhiều, tránh tách chiết trong ngày mưa vì độ ẩm không khí quá cao, nhựa trong cây nhiều làm cho vết cắt khó lành, hơn nữa để đề phòng nấm bệnh xâm nhập làm hư hại cây.

Dụng cụ cần thiết gồm những gì?: Dao, kéo, cồn, bật lửa, kìm cắt cây, chậu, móc, giá thể, thuốc xử lý vết cắt,…

Tách chiết như thế nào? Xin mời theo dõi bằng hình ảnh:










































CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÁCH CHIẾT
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 1: Tháo móc treo chậu ra, dùng hai tay bóp xung quanh thành chậu cho rễ bong khỏi thành chậu, bóc tách các rễ mọc chờm ra ngoài thành chậu và rút cả bụi lan ra khỏi chậu

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 2: Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 3: Dùng que hoặc đũa chọc cho giá thể còn bám lại xung quanh ra hết

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 4: Dùng kéo hoặc dụng cụ cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi cắt đề phòng lây lan nấm bệnh. Cắt bỏ sạch những rễ đã hư thối.

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 5: Xác định điểm cắt, tách: mỗi đơn vị tách ra nên có từ 3 giả hành trở lên là tốt nhất, hướng tách ra phải còn mắt ngủ có thể phát triển thành chồi non. Qúa trình tách chiết bước này là quan trọng nhất. Cần xác định điểm cần cắt trước, đánh dấu, sau đó tiền hành cắt. Lưu ý dụng cụ cắt phải thật sắc, cắt thật ngọt. Nếu vết cắt bị dập, dùng dao lam gọt lại cho ngọt. Bôi vôi, sơn hoặc thuốc sát trùng vào vết cắt.
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Đơn vị lan mới tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ ngay, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để ráo, bôi vôi vào các chỗ cắt. Tốt nhất để chỗ mát sau 01-02 ngày thì tiến hành trồng lại.

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya

Bước 6: Chuẩn bị giá thể trồng Catt. Có rất nhiều loại giá thể để trồng Catt, mỗi loại giá thể thích hợp với cách trồng và điều kiện trồng tại từng vườn, từng vùng miền. Kinh nghiệm tại Hà Nội thường trồng catt bằng than củi kết hợp với dớn cọng đảm bảo cho cây phát triển tốt và ít bị hư cây. Ngoài ra có thể trồng bằng đá bọt, sỏi nhẹ. Than củi chọn loại thật chắc, sờ vào không tạo ra bụi than, ngâm xả nhiều lần khi nào than chìm xuống đáy xô nước là có thể đem trồng. Dớn cọng có thể xử lý bằng cách luộc qua nước sôi,…
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya

Bước 7: Chậu và giá đỡ: Chậu cũ dùng lại phải rửa sạch bằng xà phòng loãng. Để giúp cây đứng vững thời gian đầu cần làm cọc đỡ hoặc cột dây cho cây đứng vững. Dùng dây thép cứng cột ngang quang treo, dùng đũa gác ngang miệng chậu, dùng dây nhôm mềm, làm cọc ti tơ, dùng cước co dãn cố định lan,… đều được

Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Trao Đổi Kinh Nghiệm Tách Chiết, Chăm Sóc Lan Cattleya
Bước 8: trồng lại: Đáy chậu nhét 1 ít xốp, xếp than vào chậu thứ tự to dưới, nhỏ trên. Nên xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi. Để vào chậu cây vào chỗ mát, chờ khi nào cây ra rễ trở lại bám nhiều xuống than thì bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt.

Sau khi tách chiết thì chăm sóc như thế nào?
Sau khi tách chiết và trồng lại, đưa chậu lan vào chỗ râm mát khoảng 50-60% ánh sáng, không tưới trong vòng 7-10 ngày đầu. Sau đó, pha B1 loãng khoảng 1cc/1lít phun sương hàng tuần cho cây nhanh ra rễ, cây ra nhiều rễ rồi thì có thể bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt, dùng phân 30-10-10 và B1 pha loãng ¼-1/2 liều lượng chỉ định bón hàng tuần. Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20-20-20 nên pha loãng hơn hướng dẫn và bón định kỳ. Khi cây thật khoẻ mạnh, có khoảng 5-6 giả hành ổn định thì có thể điều chỉnh dinh dưỡng nhằm thúc đẩy cây cho hoa bằng các loại phân bón có tỉ lệ P cao hơn, tăng ánh sáng cho cây, cắt giảm 50% lượng nước tưới bình thường.

No comments:

Post a Comment