6/26/2012

Trồng Hoa lan cắt cành: Nghề “top ten”


















Với mức lãi bình quân cao cấp 12 lần so với trồng lúa, nghề trồng hoa lan cắt cành được xếp vào hàng “top” về thu nhập trong nền nông nghiệp đô thị Việt Nam. Mức lãi hấp dẫn này, không chỉ là mối quan tâm của riêng nhà nông mà còn điểm ngắm của nhiều nhà đầu tư.












 

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, diện tích trồng lan ở TP.HCM hiện khoảng trên 50ha, tăng gấp 2 lần so với cách đây 2 năm. Đô thị hóa nông thôn, diện tích đất sản xuất ngày mỗi thu hẹp khiến ngành trồng hoa lan càng lộ rõ ưu thế của nó: chỉ cần diện tích nhỏ nhưng thu được lợi nhuận cao. Trên một ha đất trồng hoa lan cắt cành, có thể thu về trên một tỉ đồng mỗi năm.


Chỉ đáp ứng 15% nhu cầu


Trong giới trồng hoa lan cắt cành, trước hết phải nói đến anh Trần Văn Bạch ( Q.Tân Bình), được mệnh danh là “tỉ phú” trồng lan cắt cành. Năm 1996, anh Bạch đầu tư 2.000 cây lan giống. Vụ đầu, mỗi tuần cắt hai lần, thu lợi khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Đến nay, với trên 1ha lan cắt cành có trên 50.000 cây, lợi nhuận anh thu về mỗi năm gần tỉ đồng.


Củ chi, Thủ Đức… là các địa phương phát triển mạnh nghề trồng hoa lan. Với các hộ nhỏ đang trồng lan cắt cành, trung bình một tuần thu về 2-3 triệu đồng tiền lãi, cao hơn rất nhiều so với các loại rau màu khác. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, thực tế đã có rất nhiều hộ gia đình đổi đời, đi lên từ nghề trồng lan. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ quan nào đứng ra nghiên cứu, chọn, phân loại và nhân giống lan mới, nên người nuôi vẫn gặp một số khó khăn.


Lan cắt cành được trồng nhiều thuộc các nhóm: Dendrobium và Mokara (giống chủ yếu nhập từ Thái Lan), Catleya, Phalaenopsis (nhập từ Đài Loan). Khác với nhiều loại cây trồng khác, đối với nghề trồng lan cắt cành, giống mới luôn là yêu cầu đặt ra hàng đầu, bởi thị trường khá nhạy cảm với mặt hàng này. Mỗi tháng, riêng về giống cây lan, TP.HCM nhập khoảng 40.000 cây lan giống, giá trung bình 45-50.000/ cây. Tính sơ sơ, tiền mua giống cho lan cắt cành, moãi thaùng, TP.HCM phải chi gần 2 tỉ đồng.


TP.HCM là một thị trường tiêu thụ hoa lan các loại cực kỳ lớn. Không những phải nhập về giống lan, ngay cả lượng hoa lan cắt cành sản xuất tại chỗ cũng chỉ đáp ứng 15% nhu cầu thị trường, 35% nguồn từ Đà Lạt chở về và 50% còn lại phải nhập từ các nước Thái Lan, Đài Loan. Chị Hồng, chủ cửa hàng hoa tại chợ Bến Thành cho biết, khách hàng khá chuộng lan cắt cành của Thái và Đài Loan bởi tính đa dạng của nó. Trung bình mỗi tuần, thị trường TP.HCM nhập hơn 20.000 cành lan Thái và 15.000 cành từ Đài Loan. Giá nhập tùy loại, giao động từ 4.000-6.000 đồng. Như vậy, chỉ tính riêng nguồn lan cắt cành từ hai nước này, mỗi năm, thành phố phải nhập gần 9 tỉ đồng.


Hoa lan cat canh Nghe top ten


1 tỉ đồng/năm trong tầm tay


Theo bác Thới Bình, chủ cửa hàng lan cây kiểng lớn trên đường Hoàng Văn Thụ, muốn đầu tư chuyên sâu vào nghề trồng lan, ngoài việc am tường kỹ thuật, người trồng lan cắt cành phải biết mạnh dạn đầu tư. Nếu biết đầu tư tốt, trồng lan cắt cành chắc chắn không phải là nghề nhặt bạc lẻ. Bác Thới Bình dẫn chứng: “Các vườn lan cắt cành của nhà nông Thái Lan không có vườn nào có diện tích đất dưới 1 ha, phải từ 2-5ha. Với mỗi trang trại, doanh nghiệp thì diện tích trồng lên đến 10-15ha. Chính vì vậy, nhà nông cũng như doanh nghiệp trồng lan cắt cành tại Thái Lan, họ chủ yếu “đánh” sang các nước khác, mà Việt Nam là một thị trường lớn của Thái”.


Trong khi đó, tại TP.HCM, số hộ trồng lan cắt cành có diện tích dưới 1 ha chiếm đến 90%. Số có trên 1ha đất trồng lan cắt cành chỉ đếm trên đầu ngón tay. Như vậy, có thể nói, ngành trồng lan cắt cành tại TP.HCM đang rất cần những nhà đầu tư có tính qui mô, khoa học.


Vốn đầu tư ban đầu của nghề này khoảng 600 – 800 triệu đồng/ha. Song thời gian thu lãi rất nhanh, chỉ trong vòng 2-3 năm. Lan cắt cành thuộc nhóm Mokara và Denrobium được các hộ trồng nhiều nhất vì có tæ suất lợi nhuận cao nhất. Nếu đầu tư khoảng 1 ha đất để trồng lan, lãi thu về có thể đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm. Hơn nữa, nghề trồng hoa lan là một nghề nông nghiệp gắn với sinh thái đô thị, nên việc thâm canh với cường độ cao, khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng để tạo ra những chuyển biến về chất lượng. Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, trồng lan cắt cành thành công phần lớn là những người biết đầu tư về mặt khoa học kỹ thuật. Nếu không đầu tư tốt kiến thức kỹ thuật, năng suất thấp rất khĩ cạnh tranh. Được biết, “tỉ phú” trồng lan cắt cành Trần Văn Bạch là một trong những nhà nông chịu khó xuất ngoại học hỏi nghề này.


Tại Hội thảo về Hiện trạng và Hướng phát triển hoa lan trên địa bàn TP.HCM năm 2005, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực TP.HCM cho biết, với thế mạnh là hoa nhiệt đới, lan cắt cành sẽ trở thành cây chủ lực của TP.HCM trong những năm tới. Về vốn, thành phố sẽ xem xét hỗ trợ các hội nuôi vay với mức lãi suất ưu đãi để trồng lan.


Theo đó, đến năm 2010, thành phố sẽ mở rộng đến 200ha đất trồng lan cắt cành, phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Với mục đích phát triển các ngành nông nghiệp chủ lực, TP.HCM dự kiến đầu tư 14,2 tỉ đồng cho chương trình phát triển hoa, cây kiểng và cá cảnh để nghiên cứu ứng dụng. Với lợi thế từ nguồn đầu ra và nguồn lợi thu về cao, thời gian nhanh, nghề trồng hoa lan cắt cành đang là ngành nghề hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư.


(Theo tạp chí NHỊP CẦU)


Việt Báo (Theo_24h)

No comments:

Post a Comment